.::Mr.Luân XIN CHÀO NHỮNG VỊ KHÁCH ĐÁNG MẾN ! ::
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.::Mr.Luân XIN CHÀO NHỮNG VỊ KHÁCH ĐÁNG MẾN ! ::

Hội Nhóm Đại Gia Phố Núi
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ngôn ngữ Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 139
Join date : 26/07/2011

Ngôn ngữ Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngôn ngữ Việt Nam   Ngôn ngữ Việt Nam I_icon_minitimeFri Jul 29, 2011 8:48 pm

Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ:

Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ
Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,...
Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,...
Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,...
Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,...
Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,...
Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,...
Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,...
Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặt ngữ âm và từ vựng ở các vùng miền dẫn tới phương ngữ tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam

Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Trong qúa trình phát triển Tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán và được gọi là từ Hán-Việt, ngoài ra tiếng Việt còn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay[5]

Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời Hùng Vương người Việt đã có chữ viết riêng gọi là chữ Khoa Đẩu mà người Trung Quốc miêu tả là giống đàn nòng nọc đang bơi. Tới thời Bắc thuộc, chữ Hán là chữ viết chính thức ở Việt Nam. Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng như các từ vựng không có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm dùng song hành với chữ Hán. chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 18. Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán

Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam truyền đạo Công giáo đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sang chữ Lalinh và đây là cơ sở cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ hiện nay của Việt Nam. Mặc dù chữ quốc ngữ đã có từ thế kỷ 17 nhưng phải tới đầu thế kỷ 20 khi người Pháp đô hộ hoàn toàn Việt Nam thì họ mới cho phổ biến chữ Quốc ngữ làm thành một công cụ giao tiếp thuận lợi trong xã hội Việt Nam

Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết chung của người Việt và của Việt Nam, một số dân tộc khác cũng sữ dụng song hành chữ viết của dân tộc mình như chữ Khmer của người Khmer ở Nam Bộ, chữ Akhar Thrah của người Chăm, chữ Thái của người Thái ở vùng Tây bắc, chữ Mnông của người Mnông ở Tây Nguyên,...nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc mình cũng như tiếp nhận các tri thức mới từ chữ quốc ngữ dịch sang. Theo thống kê hiện nay có 26 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngoài chữ Quốc ngữ
Về Đầu Trang Go down
https://k9luan.forumvi.com
 
Ngôn ngữ Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngôn ngữ Vn
» Văn học Việt Nam
» Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
» Phong tục Việt Nam
» Tín ngưỡng Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
.::Mr.Luân XIN CHÀO NHỮNG VỊ KHÁCH ĐÁNG MẾN ! :: :: Your first category ( The Loai ) :: Văn Hóa Việt-
Chuyển đến